Tượng gỗ đạt ma sư tổ là một trong những bức tượng được người dân thờ cúng nhiều với mong ước mang lại những điều tốt đẹp nhất cho gia chủ và những người thân trong gia đình. Bởi thế, phong tục thờ cúng tượng đạt ma đã được lưu truyền từ đời này sang đời khác. Để việc thờ cúng có ý nghĩa hơn mời các bạn tham khảo bài viết của chúng tôi dưới đây.
Hình ảnh bồ đề đạt ma trong truyền thuyết
Tương truyền, Tổ Sư Đạt Ma là người Nam Ấn Độ vốn tên là Bồ Đề Đa La, sau đó đổi thành Bồ Đề Đạt Ma. Người từng truyền võ nghệ cho chư tăng của chùa Thiếu Lâm, vì thế người đời gọi ngài là Nhất Đại Tông Sinh.
Sự biến hóa của người đã được người dân biết đến qua những truyền thuyết liên quan tới Đạt Ma Sư Tổ rất nhiều và hiện thân của Ngài thì nhiều vô kể. Theo truyền thuyết, bồ đề đạt ma có một điểm rất đặc biệt là Ngài không có mi mắt. Bởi trong lúc thiền, Ngài sợ buồn ngủ nên ngài đã cắt mi mắt đi, khi thảy xuống đất mi mắt ngài rớt xuống đâu là cây trà mọc lên đến đó.
Với Đạt Ma Sư Tổ, nhiều người thoạt nhìn là thấy sợ nhưng càng nhìn càng bị cuốn hút bởi vẻ đẹp vừa đời vừa thần thánh của Ngài. Một phần cũng là do xuất thân từ Ấn Độ nên khuôn mặt của Ngài với bộ râu xồm đã toát ra vẻ siêu thoát oai phong. Đi cùng là chiếc áo choàng và bàn chân đi đất mang theo có chút hoang dã. Chính vì những điều đó mà không chỉ những người Châu Á mà cả những người Châu Âu đều yêu mến hình tượng này. Họ thỉnh tượng gỗ đạt ma sư tổ về không những mang ý nghĩa tôn giáo mà đôi khi còn là cả một nghệ thuật trong đó.
Mỗi bức tượng gỗ đạt ma sư tổ đều có ý nghĩa riêng
Mỗi tác phẩm tượng đạt ma đều mang một ý nghĩa riêng, một giai thoại hay một điển tích nào đó về người. Chính vì thế, tượng không chỉ có ý nghĩa đối với những người thờ cúng mà tượng đạt ma cũng được nhiều nhà sưu tập tượng gỗ biết đến. Tuy nhiên, những người sưu tầm phải có kiến thức uyên thâm về Phật học nói chung và Thiền học nói riêng mới cảm nhận hết ý nghĩa của những bức tượng này. Trong “kho tàng” Đạt Ma của các nhà sưu tập, đã có những tác phẩm mà niên đại của nó lên tới hàng trăm năm tuổi, cũng có những tác phẩm còn mới tinh nhưng vẫn được chủ nhân của nó yêu mến bởi chúng có thể là “hàng độc”, “hàng lạ”. Bởi họ quan niệm, “chơi” tượng Đạt Ma không phải theo niên đại cổ hay kim, không phải là đắt tiền hay không có giá trị, cũng chẳng phải đẹp hay xấu… mà là “chơi” bằng tinh thần, bằng cảm quan và niềm say mê. Bồ đề đạt ma đã sống khác người vì dám từ bỏ cuộc sống sang giàu ở hoàng cung mà đi tu, vì thế người thổi hồn vào những bức tượng gỗ đạt ma sư tổ cũng phải là người có kinh nghiệm.